Categories
Kỹ thuật in ấn

Tìm hiểu về phương pháp in lụa

In lụa là một dạng kỹ thuật in ấn truyền thống đã được phổ biến từ lâu. Phương pháp in này khá đơn giản và dễ dàng vận dụng trong lĩnh vực in xuyên thấm. Đây là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

In lụa được thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

tim-hieu-ve-phuong-phap-lua-1

Trong ngành in, vải silk thường ít được sử dụng do giá thành cao hơn, in khó hơn và không tiện dụng bằng bạt hiflex. Có thể dùng những loại mực in khác nhau, hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau, ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi, in bắn cắm lông…

Trước tiên, bạn thiết kế bản in và in mẫu ra giấy can. Sau đó chuẩn bị khung, pha keo –> Chụp bản –> Pha mực –> In thử, canh tay kê –> In sản lượng –> Rửa khung.

Khung in lụa thì tùy theo từng sản phẩm khác nhau thì bạn sẽ chọn mua loại khung in khác nhau, rửa thật sạch khung đi, sử dụng nước rửa bát để rửa cũng được rồi sấy khô đi bằng máy sấy tóc. Sau đó cho lên máng để quét lên lưới, quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô đi. Dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc nếu bạn làm lâu dài thì nên chế 1 máy phơi đơn giản.

Sau khi phơi xong, bóc phim ra thì đem đi rửa, dùng vòi nước mạnh xịt, xịt cả 2 mặt. Dán băng dính vào 4 cạnh của khung, đặt khung vào bàn in lưới.

Quá trình phơi bản bao gồm:

– Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo.

– Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt.

– Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng –> không bị cô cứng.

– Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới –> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.

Trả lời